Những cuộc khủng hoảng năng lượng đang đến…

Điều gì sẽ phản ánh thời tàn của nhiên liệu hóa thạch? Về cơ bản có hai ý kiến đối lập thể hiện về vấn đề này. Về phía “bên trái” của tôi: những người bảo vệ quan điểm “đỉnh” nghĩ rằng thời tàn sẽ đến từ sự cạn kiệt tài nguyên. Phía “bên phải” của tôi: những người lạc quan tin rằng sự suy giảm trong nhu cầu (nhờ vào việc điều tiết sử dụng hoặc việc phát triển các công nghệ mới) sẽ là yếu tố chi phối.

 

khung-hoang-nang-luong

 

Tôi chưa bao giờ tin tưởng hoàn toàn về bối cảnh này. Đặc biệt là bởi vì tôi không tin, như hai kịch bản này đã đề nghị về cái kết của các nhiên liệu hóa thạch sẽ dần diễn ra. Việc sản xuất, chế biến và vận chuyển năng lượng đóng vai trò trung tâm trong xã hội chúng ta (nó đòi hỏi một sự vận hành kinh tế ổn định, ví dụ như sự ổn định nguồn lao động và nguồn vốn) để tránh những tác động có khả năng gây ra sự bất ổn suy sụp.

 

Đó chỉ là một linh cảm, nhưng tôi nghĩ rằng thời tàn của nhiên liệu hóa thạch có thể là một cuộc khủng hoảng tàn bạo, vấn đề là nó có thể diễn ra trong một vài năm, sau đó để lại cho chúng ta những nguồn dự trữ quan trọng nhưng không sử dụng được và không có giải pháp thay thế.

 

Tại sao bây giờ tôi chia sẻ với các bạn? Ngoài sự thật là đã từ rất lâu tôi muốn viết về chủ đề này, lý do vì thực tế cho chúng ta thấy những tình huống, sự kiện có thể là nguyên nhân tại địa phương về cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu này.

Venezuela : “khủng hoảng chất lỏng” năng lượng

Trường hợp đầu tiên tôi muốn nói là Venezuela: đất nước sản xuất mỗi ngày 2,5 triệu thùng dầu; tuy nhiên nhiều nhà phân tích đã phát hiện một sự sụt giảm trong vài tháng tới. Tại sao ? Các bạn có thể chọn một trong các lý do sau: bất ổn chính trị, thiếu đầu tư…

 

Đối với tôi, đó là một sự đe dọa trong khâu sản xuất dầu mỏ ở Venezuela. Từ đầu năm nay, đất nước này thiếu điện trầm trọng. Đây không phải ngẫu nhiên, Venezuela phụ thuộc 70% sản xuất vào thủy điện và cơn bão El-Nino đã thường xuyên làm giảm lưu lượng nước trên một nửa miền Bắc của lục địa Nam Mĩ. Thời kì vừa qua đã làm đậm nét thêm, những con đập rải rác không có nước. Đặc biệt là trường hợp của đập Guri (bình thường nó cung cấp 1/3 điện cho Venezuela). Thật vậy, ở đây cần phải có điện để sản xuất dầu mỏ. Vì nguyên nhân lưu lượng bất ổn, sản xuất dầu mỏ đã giảm nhanh từ 100.000 đến 200.000 thùng/ ngày.

 

Không có điện tức là không có dầu mỏ : Venezuela đang đối mặt với “khủng hoảng chất lỏng” năng lượng

 

Thường thì mọi người hay quên nhưng phải cần năng lượng để sản xuất ra năng lượng, và luôn luôn cần nhiều hơn nữa. Trong trò chơi này, những nguồn năng lượng ko đáng giá : nhìn chung, cần phải đầu tư một nguồn năng lượng thứ cấp (có nghĩa là nó không phải tồn tại sẵn trong tự nhiên như điện hoặc nhiên liệu đã qua xử lí) để khai thác năng lượng sơ cấp (dầu thô, than đá..), sau đó chính năng lượng sơ cấp này sẽ được chuyển hóa để tạo ra năng lượng thứ cấp dễ dàng ứng dụng và có chất lượng tốt. 

 

Vòng tròn này là 1 yếu tố gây ra thảm họa nghiêm trọng : nếu bạn hết năng lượng thứ cấp dễ ứng dụng, bạn sẽ mất khả năng sản xuất và chuyển hóa năng lượng sơ cấp từ nguồn dự trữ mà bạn đang sở hữu. Bạn cũng có thể (giống Venezuela), tự dấn thân vào bóng tối trong khi bạn sở hữu một biển dầu dưới chân mình. Đối với năng lượng, nó giống như là một cuộc khủng hoảng về dòng tiền ròng trong ngành tài chính : bạn tự thất bại ko phải vì bạn hết tiền mà là vì tiền của bạn ko có ở thời điểm bạn cần nó để đầu tư.

Fort McMurray, có phải là hiệu ứng “trễ” (sự trì trệ) ?

Có thể bạn nghĩ rằng tình huống tương tự như vậy chỉ là tạm thời: đi qua khủng hoảng, sản xuất sẽ hồi phục và quay lại mức ban đầu. Tôi thì không chắc. Một sự kiện gần đây có thể minh họa cho những nghi ngờ này.

 

Các bạn chắc chắn đã nghe về một hỏa hoạn lớn đã quét xung quanh TP. Fort McMurray ở tỉnh Alberta, Canada. Fort McMurray là “thủ đô” của cát dầu bitum: trên hàng km2 ở phía Bắc của thành phố sản xuất 2,4 triệu thùng dầu/ ngày, tương đương 2,5% sản lượng dầu trên thế giới.

 

Cuộc hỏa hoạn đã khiến cho khoảng 100.000 người tháo chạy, dẫn đến sự gián đoạn sản xuất nhiên liệu, mặc dù đa số các máy móc, thiết bị không bị ảnh hưởng gì. Sản xuất đã làm đình trệ khoảng 1 triệu thùng/ngày. Vì sự khai thác cát dầu cần rất nhiều hơi nóng và nó được sử dụng trong quá trình đồng phát (quy trình sản xuất đồng thời điện và hơi nóng), nên sản xuất điện năng cũng bị ảnh hưởng, làm gián đoạn khoảng 500 MW trong vùng. 

 

Rất nhanh sau đó, chính quyền và các công ty dầu mỏ đã được làm yên lòng bằng cách khởi động lại sản xuất – đây là công việc của vài ngày, chúng ta xây dựng lại những ngôi nhà và tất cả sẽ quay lại như xưa. Trên thực tế, việc khởi động lại các máy móc thiết bị đã được thúc đẩy từ lâu và tất cả không chứng minh rõ ràng rằng khu vực này có thể phục hồi sau thảm họa : việc khai thác cát dầu bitum được phát triển nhờ vào sự leo thang của giá dầu. Chúng ta có thể xây dựng lại những ngôi nhà nhưng không thể tái tạo lại những điều kiện của sự hưng thịnh này. Hoạt động đã có nguy cơ trước thảm họa : 40.000 người đã bị sa thải và không một lý do giải thích. Và trong số những người đang có việc làm nhưng lại mất tất cả sau thảm họa, có bao nhiêu có thể quay trở lại ? 

 

Chúng ta có thể xây dựng lại Fort McMurray nhưng không thể có lại những điều kiện cho phép phát triển cát dầu bitum.

 

Có thể sẽ phải đợi nhiều tháng để biết chính xác nó là cái gì. Nhưng ví dụ này chứng minh rằng sản xuất năng lượng có thể gây ra « sự trì trệ » : có nghĩa là một cơ chế, quá trình cần những điều kiện đặc biệt để phát triển, sau đó nó có thể tồn tại vĩnh viễn mặc những điều kiện trên ngừng tồn tại, nhưng một khi quá trình đã bị gián đoạn, không có gì có thể đảm bảo khởi động lại quá trình đó. 

Nigeria : “hiệu ứng cánh bướm” và vòng tròn lẩn quẩn

Trường hợp của Canada và Venezuela có rất nhiều điểm tương đồng : sản xuất bị đình trệ bởi một sự kiện bên ngoài không liên quan nhưng có ảnh hưởng một cách gián tiếp ; và trong 2 trường hợp này, các sự kiện có dính dáng tới tình trạng khí hậu đặc biệt – rất thú vị khi chúng ta nhận ra rằng biến đổi khí hậu tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự bùng nổ này. Nhưng những chuỗi quan hệ nhân quả khác vẫn có thể tồn tại. 

 

Đó là những gì đang diễn ra ở Nigeria. Đất nước được nếm trải một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Năm ngoái, Nigeria đứng đầu sản xuất trong lục địa với 2,5 triệu thùng/ngày, nó cung cấp 70% cho tài nguyên công, tuy nhiên nó phải hứng chịu rất nhiều hậu quả bởi sự rớt giá dầu, bị trầm trọng thêm bởi những thao tác mạo hiểm của đồng tiền quốc gia. Cuộc khủng hoảng này đã làm cạn kiệt ngân sách quốc gia, nó bắt buộc phải giảm 70% trợ cấp cho cựu phiến quân ở đồng bằng sông Niger từ khi lệnh ân xá được ban bố năm 2009.

 

Bạn tin cái gì sẽ xảy đến ? Đó là những cuộc tấn công chống lại cơ sở hạ tầng dầu mỏ đã chấm dứt từ ngày đó lại tiếp tục. Một đường ống ngầm thuộc Royal Dutch Shell bị phá hoại trong tháng 2 đã cắt giảm sản lượng 250.000 thùng/ngày, một giàn khoan ngoài biển của Chevron bị tấn công đầu tháng 5 (mất ít nhất 35 000 thùng/ngày) và ngày 9 tháng 5 Shell đã cam kết sơ tán nhân viên. Sản lượng dầu Nigéria chỉ còn 1,7 triệu thùng/ngày, hoặc 1,4 theo bộ trưởng dầu Nigéria, trong mọi trường hợp thì đây được xem là mức thấp nhất trong thập kỉ. 

 

Ngoài những thiệt hại trước mắt, các cuộc tấn công có thể đẩy đất nước vào vòng lẩn quẩn : giảm sản lượng dầu khiến cho nền kinh tế khởi động lại một cách khó khăn và khó ổn định lại an ninh của Đồng bằng Niger, dẫn đến ảnh hưởng sản xuất và đầu tư, v..v

Tạm kết luận…

Sở hữu một mỏ dầu hay mỏ than là không đủ để sản xuất năng lượng. Nó cần những yếu tố khác (vốn, nhân công, năng lượng, sản phẩm sơ cấp…) phải đảm bảo và những điều kiện (kinh tế, chính trị, an ninh,..) phải thuận lợi. Tuy nhiên, những yêu cầu này cũng phụ thuộc ít nhiều vào tính sẵn có của năng lượng. Cơ chế phức tạp này có thể bị bãi bỏ bởi một sự quản lí yếu kém hoặc một sự kiện tác động bên ngoài. Từ địa phương, điều này sẽ dần xảy đến nhiều hơn với sự nóng lên của khí hậu toàn cầu.

 

Một nguồn tài nguyên không đủ để sản xuất năng lượng : nó đòi hỏi phải có vốn, nhân công, năng lượng sẵn có…

 

Cũng từ rất lâu những vấn đề này có quy mô nhỏ trong một quốc gia, mặc dù nó gây ảnh hưởng đối với các doanh nghiệp liên quan, và sau đó nó có thể được bù đắp bởi sản lượng ngành khác và dòng chảy thương mại. Nhưng liệu một cuộc khủng hoảng tương tự có thể xảy đến ở quy mô toàn cầu?

 

Đối với tôi, điều đó là không thể. Thật sự không chắc chắn để một sự kiện duy nhất trở thành nguyên nhân của một sự kiện toàn cầu, nhưng tại sao không phải là sự kết hợp của chuỗi khủng hoảng địa phương bị sự chậm trễ giao thương làm trầm trọng thêm và không cho phép các vùng bị ảnh hưởng hồi phục lại một cách nhanh chóng ? liệu chuỗi khủng hoảng nhỏ có thể gây ra khủng hoảng toàn cầu ?

 

27 tháng 5 2016 dịch bởi HAL

[:]