Không thể bỏ qua những điều này trước khi lắp đặt Trạm Quan Trắc Nước Thải tự động, liên tục.
-
Bạn đang là chủ của một doanh nghiệp, một cơ sở sản xuất, kinh doanh có quy mô xả thải lớn (hơn 500m3/ngày đêm)?
-
Bạn là chủ Cơ sở xử lý chất thải nguy hại, chất thải rắn, các khu xử lý nước thải,…?
-
Bạn đã, đang và sẽ có nhu cầu lắp đặt một trạm quan trắc nước thải tự động, liên tục nhưng chưa có cái nhìn tổng quan về nó?
Nội dung dưới đây của Việt An sẽ giúp bạn hiểu thêm về một trạm quan trắc nước thải tự động, liên tục.
Đầu tiên, đặt câu hỏi tại sao phải lắp đặt trạm quan trắc?
Đối tượng nào cần lắp đặt trạm quan trắc nước thải tự động, liên tục?
Các yêu cầu, quy định về lắp đặt một trạm qua trắc nước thải tự động liên tục ra sao?
Bạn yên tâm! Việt An sẽ giúp Bạn giải đáp các thắc mắc này!
1. Tại sao phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục?
Như các Bạn cũng đã biết việc nước thải của các nhà máy, các cơ sở sản xuất kinh doanh sau khi qua hệ thống xử lý nước thải sẽ được thải trực tiếp ra môi trường. Điều này đã và đang gây ra những sự cố về môi trường nghiêm trọng mà không ai mong muốn.
Trong công tác quan trắc định kỳ không thể đánh giá và xác định được hết các nguyên nhân gây ô nhiễm dẫn đến khó có thể khắc phục triệt để các vấn đề về môi trường. Điều này không những gây khó khăn cho Cơ quan quản lý mà còn ảnh hưởng đến uy tín của Doanh nghiệp. Đó là lý do mà Bộ Tài nguyên và Môi trường có những quy định về việc lắp đặt trạm quan trắc nước thải tự động, liên tục nhằm kiểm soát chất lượng nước thải ra môi trường.
2. Đối tượng nào phải lắp trạm quan trắc nước thải tự động liên tục?
Những đối tượng cần lắp trạm quan trắc nước thải tự động được quy định tại Khoản 20, Điều 3, Nghị định 40/2019/NĐ-CP (Sửa đổi Điều 39, Nghị định 38/2015/NĐ-CP), gồm:
- Khu công nghiệp, cở sở nằm trong khu công nghiệp nhưng được miễn trừ đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và có quy mô xả thải từ 500 m3/ngày (24 giờ) trở lên tính theo công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải;
- Cơ sở xử lý chất thải nguy hại, chất thải rắn tập trung quy mô cấp tỉnh và cở sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất có phát sinh nước thải công nghiệp, nước rỉ rác ra môi trường, thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản này, có quy mô xả thải từ 1.000 m3/ngày (24 giờ) trở lên tính theo công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải;
- Cở sở bị xử phạt hành chính đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
- Đối tượng khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
3. Các thông số bắt buộc phải có khi lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục?
- Các thông số quan trắc tự động, liên tục được quy định tại Khoản 20, Điều 3, Nghị định 40/2019/NĐ-CP (Sửa đổi Điều 39, Nghị định 38/2015/NĐ-CP), gồm: Lưu lượng (đầu vào và đầu ra); Nhiệt độ; pH; TSS; COD; Amonia.
- Đối với dự án, cơ sở thuộc loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II, Mục I, Nghị định này. Thông số môi trường đặc thù theo ngành nghề do cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường quyết định.
- Đối với nước làm mát có sử dụng chlorine hoặc hóa chất khử trùng gốc chlorine chỉ lắp đặt các thông số: Lưu lượng; Nhiệt độ; Chlorine.
4. Vậy yêu cầu đối với một hệ thống quan trắc tự động, liên tục bao đồng những gì?
Yêu cầu về thành phần, đặc tính kỹ thuật và vận hành một hệ thống quan trắc nước thảo tự động, liên tục được quy định cụ thể tại Điều 33-35 Thông tư 10/2021/TT-BTNMT:
Thành phần cơ bản của một hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục bao gồm:
- Thiết bị quan trắc tự động liên tục
- Thiết bị thu thập, lưu trữ, truyền dữ liệu
- Dung dịch chuẩn
- Thiết bị lấy mẫu tự động
- Camera
- Cơ sở hạ tầng
Yêu cầu về đặc tính kỹ thuật thiết bị:
Thiết bị quan trắc tự động phải có ít nhất 01 khoảng đo có khả năng đo được giá trị ≥ 3 lần của giá trị giới hạn quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được áp dụng cho cơ sở.
iMisff 3101 – Trạm quan trắc nước thải tự động, liên tục => https://www.vietan-enviro.com/giai-phap/tram-quan-trac-nuoc-thai/imisff-3101/
Điểm khác biệt giữa thông tư 24/2017/TT – BTNMT và thông tư 10/2021/TT – BTNMT =>https://vietan-enviro.com/wp-content/uploads/2021/08/TQT-NUOCTHAI_TT-10-TT-24_2021.pdf


