3 phương pháp đo khí thải Online
Trên thế giới hiện có nhiều hãng cung cấp thiết bị và giải pháp giám sát khí thải Online CEMS (Continuous Emission Monitoring System) với các phương pháp đo khác nhau nhưng được quy thành 3 phương pháp sau:
1/ Phương pháp trích mẫu khí thải Extractive (Cold Extractive, Hot Extractive, Dilution System):
Với phương pháp này, khí thải được lấy mẫu, đưa vào bộ phận xử lý khí Sampler System trước khi đưa vào từng máy phân tích để đo.
Ưu điểm của hệ thống là giá thành đầu tư ban đầu thấp, có độ chính xác cao khi nồng độ khí thải thấp.
Nhược điểm: thay thế thiết bị thường xuyên (van, bơm, bộ lọc, sensor…) và cần phải cân chỉnh Calibration thường xuyên vì bản thân hệ thống chuyên dùng cho đo khí xung quanh AQM và phân tích khí trong quá trình vận hành nhà máy (nhà máy nhiệt điện…), người dùng cần am hiểu và có kiến thức vì thông thường mỗi loại khí sử dụng một máy phân tích có cấu trúc và phương pháp đo khác nhau.
2/ Phương pháp đo khí thải quang học dạng Cross Duct:
Phương pháp này dựa trên sự hấp thụ quang phổ (hồng ngoại IR hoặc cực tím UV), bộ phát quang sẽ phát một chùm ánh sáng qua khoảng không cần đo nồng độ khí thải và bộ nhận quang sẽ đưa tín hiệu quang thu được về máy phân tích quang phổ bằng đường cáp quang để phân tích phổ. Tùy theo mức độ hấp thụ quang phổ các khí thải ở từng bước sóng cố định mà suy ra được nồng độ của khí thải.
Ưu điểm: ít cân chỉnh thiết bị (1 năm/lần), ổn định, đo liên tục với độ chính xác cao vì sử dụng phương pháp quang học, có khả năng kết hợp đo cùng lúc nhiều ống khói với một máy phân tích.
Nhược điểm: chi phí đầu tư cao, đặc biệt khi cần đo cả CO và SO2, NOx thì cần phải có đến 2 máy phân tích hồng ngoại IR và cực tím UV.
3/ Phương pháp đo khí thải quang học dạng In-Situ (hãng CODEL – Anh Quốc)
Phương pháp này dựa trên sự hấp thụ quang phổ hồng ngoại IR, thiết bị được gắn trực tiếp vào ống khói, tích hợp cả bộ phát quang và bộ nhận quang. Tùy theo mức độ hấp thụ quang phổ các khí thải ở từng bước sóng cố định mà suy ra được nồng độ của khí thải.
Ưu điểm:
– Đo được 7 loại khí độc, bụi và lưu lượng gồm: CO, NO, NO2, NOx, SO2, CH4, HCl, N2O, CO2, H2O
– Tích hợp đầy đủ hệ thống giám sát phát thải liên tục
– Dữ liệu cập nhật liên tục
– Dữ liệu dạng ppm, mg/Nm3 và Kg/h
– Tự động hiệu chuẩn
– Độ nhạy cao và chi phí bảo trì thấp
Nhược điểm: chi phí đầu tư ban đầu cao so với loại Extractive.
Với những ưu điểm nổi bật như vậy, hệ thống quan trắc khí thải ống khói thải liên tục CEMS của hãng CODEL – Anh Quốc là một trong những lựa chọn tối ưu cho chủ đầu tư khi cân nhắc cùng lúc cả 2 khía cạnh: kinh tế và kỹ thuật. Đặc biệt, nhân lực vận hành hệ thống cũng là một điều cần lưu ý.
[:en]
Trên thế giới hiện có nhiều hãng cung cấp thiết bị và giải pháp giám sát khí thải Online CEMS (Continuous Emission Monitoring System) với các phương pháp đo khác nhau nhưng được quy thành 3 phương pháp sau:
1/ Phương pháp trích mẫu khí thải Extractive (Cold Extractive, Hot Extractive, Dilution System):
Với phương pháp này, khí thải được lấy mẫu, đưa vào bộ phận xử lý khí Sampler System trước khi đưa vào từng máy phân tích để đo.
Ưu điểm của hệ thống là giá thành đầu tư ban đầu thấp, có độ chính xác cao khi nồng độ khí thải thấp.
Nhược điểm: thay thế thiết bị thường xuyên (van, bơm, bộ lọc, sensor…) và cần phải cân chỉnh Calibration thường xuyên vì bản thân hệ thống chuyên dùng cho đo khí xung quanh AQM và phân tích khí trong quá trình vận hành nhà máy (nhà máy nhiệt điện…), người dùng cần am hiểu và có kiến thức vì thông thường mỗi loại khí sử dụng một máy phân tích có cấu trúc và phương pháp đo khác nhau.
2/ Phương pháp đo khí thải quang học dạng Cross Duct:
Phương pháp này dựa trên sự hấp thụ quang phổ (hồng ngoại IR hoặc cực tím UV), bộ phát quang sẽ phát một chùm ánh sáng qua khoảng không cần đo nồng độ khí thải và bộ nhận quang sẽ đưa tín hiệu quang thu được về máy phân tích quang phổ bằng đường cáp quang để phân tích phổ. Tùy theo mức độ hấp thụ quang phổ các khí thải ở từng bước sóng cố định mà suy ra được nồng độ của khí thải.
Ưu điểm: ít cân chỉnh thiết bị (1 năm/lần), ổn định, đo liên tục với độ chính xác cao vì sử dụng phương pháp quang học, có khả năng kết hợp đo cùng lúc nhiều ống khói với một máy phân tích.
Nhược điểm: chi phí đầu tư cao, đặc biệt khi cần đo cả CO và SO2, NOx thì cần phải có đến 2 máy phân tích hồng ngoại IR và cực tím UV.
3/ Phương pháp đo khí thải quang học dạng In-Situ (hãng CODEL – Anh Quốc)
Phương pháp này dựa trên sự hấp thụ quang phổ hồng ngoại IR, thiết bị được gắn trực tiếp vào ống khói, tích hợp cả bộ phát quang và bộ nhận quang. Tùy theo mức độ hấp thụ quang phổ các khí thải ở từng bước sóng cố định mà suy ra được nồng độ của khí thải.
Ưu điểm:
– Đo được 7 loại khí độc, bụi và lưu lượng gồm: CO, NO, NO2, NOx, SO2, CH4, HCl, N2O, CO2, H2O
– Tích hợp đầy đủ hệ thống giám sát phát thải liên tục
– Dữ liệu cập nhật liên tục
– Dữ liệu dạng ppm, mg/Nm3 và Kg/h
– Tự động hiệu chuẩn
– Độ nhạy cao và chi phí bảo trì thấp
Nhược điểm: chi phí đầu tư ban đầu cao so với loại Extractive.
Với những ưu điểm nổi bật như vậy, hệ thống quan trắc khí thải ống khói thải liên tục CEMS của hãng CODEL – Anh Quốc là một trong những lựa chọn tối ưu cho chủ đầu tư khi cân nhắc cùng lúc cả 2 khía cạnh: kinh tế và kỹ thuật. Đặc biệt, nhân lực vận hành hệ thống cũng là một điều cần lưu ý.
[:]