
Hệ thống quan trắc khí tượng thuỷ văn
1. Quan trắc khí tượng thuỷ vănlà gì?
Quan trắc khí tượng thuỷ văn là quá trình quan sát, đo đạc trực tiếp hoặc gián tiếp một cách có hệ thống các thông số biểu hiện trạng thái, hiện tượng, quá trình diễn biến của khí quyển, nước sông, suối, kênh, rạch, hồ và nước biển.
2. Vì sao phải lắp đặt trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn?
Ngoài vai trò phục vụ phòng chống thiên tai, thông tin có được từ trạm quan trắc khí tượng thủy văn có thể phục vụ ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi). Hoặc cung cấp thông tin cho ngành điện nhằm dự báo trước về dòng chảy để đảm bảo dung tích hồ chứa sản xuất điện tốt nhất…
Ngành hàng không, hàng hải cũng rất cần thông tin của trạm quan trắc khí tượng thủy văn để phòng ngừa, ứng phó các sự cố trong quá trình hoạt động…
Theo Nghị định 38/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật khí tượng thủy văn, công trình phải quan trắc quy định tại khoản 3 Điều 13 của Luật khí tượng thủy văn gồm:
- Sân bay;
- Hồ chứa thủy lợi có cửa van điều tiết, lũ và hồ chứa thủy điện có dung tích toàn bộ từ ba triệu mét khối (3.000.000 m3) trở lên; hồ chứa thuộc phạm vi điều chỉnh của quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông;
- Cảng biển loại I và loại II;
- Cầu qua vùng cửa sông ven biển, eo biển, vịnh hoặc các đảo vùng nội thủy có khẩu độ thông thuyền từ 500 mét trở lên;
- Tháp thu phát sóng phát thanh, truyền hình có kết hợp khai thác tham quan, kinh doanh phục vụ khách trên tháp;
- Cáp treo phục vụ hoạt động tham quan, du lịch;
- Vườn quốc gia.
Ngoài ra, các đơn vị hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy lợi cần đầu tư trạm quan trắc khí tượng tự động để cảnh báo, dự báo các rủi ro từ thiên tai gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất.
Nghiệm thu thành công và đưa vào hoạt động – Hệ thống quan trắc khí tượng
3. Cách vận hành của hệ thống quan trắc khí tượng thuỷ văn:
Thiết bị quan trắc khí tượng bao gồm các cảm biến (sensor) tiếp xúc trực tiếp với môi trường không khí để đo lường, phân tích những chỉ tiêu vi khí hậu, số liệu được truyền bộ thu thập và xử lý dữ liệu (datalogger), sau đó, các dữ liệu này tiếp tục được truyền thông về Trung tâm điều khiển.
4. Hệ thống quan trắc khí tượng thuỷ văn gồm những chỉ tiêu nào?
Các chỉ tiêu quan trắc khí tượng thuỷ văn sẽ phụ thuộc vào từng yêu cầu của khách hàng theo từng ứng dụng cụ thể.
Với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, Việt An còn có thể tư vấn cho khách hàng những chỉ tiêu đo lường cơ bản phù hợp với thực tế, như:
- nhiệt độ không khí
- độ ẩm tương đối
- áp suất không khí
- hướng gió và tốc độ gió
- lượng mưa
- cường độ mưa
- chỉ số UV
- hướng mặt trời
- độ sáng
- bức xạ
- cấu hình tán xạ ngược của aerosol
- chiều cao cơ sở của đám mây
- độ sâu thâm nhập của đám mây
- chiều cao của lớp aerosol,
- độ che phủ của mây
- tầm nhìn
- điều kiện đường (khô, ẩm, ướt, băng, tuyết, bùn, ướt hóa học)
- nhiệt độ mặt đường,
- nhiệt độ điểm sương
- độ ẩm tương đối
- tỷ lệ băng
- ma sát,…
5. Trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn Việt An:
Tại Việt An, chúng tôi cung cấp các giải pháp về trạm quan trắc từ việc tư vấn, thiết kế, lắp đặt một trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn theo tiêu chuẩn quốc tế, với những ưu điểm vượt trội:
- Nhỏ gọn
- Chi phí hợp lý
- Vận hành với độ tin cậy cao, ít bảo trì bảo dưỡng
- Đáp ứng những yêu cầu giám sát từ các cơ quan môi trường
- Cung cấp kết quả kịp thời nhanh chóng, giúp nhà máy đưa ra những biện pháp giải quyết kịp thời
- Hệ thống được thiết kế linh hoạt, đáp ứng theo yêu cầu thực tế của khách hàng
- Cung cấp phần mềm quản lý trên website & ứng dụng trên điện thoại, giúp việc theo dõi quan trắc trở lên dễ dàng

