Skip to content
Published December 19, 2018 6:17am

Con người đang làm gì với biển và các loài sinh vật biển

Biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, hiện nay biển và đại dương đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng, trong đó đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường biển.

Rác thải nhựa không chỉ gây ô nhiễm môi trường

Có khoảng 100 triệu tấn đồ dùng nhựa được tạo ra hàng năm, và 10% số này sẽ kết thúc vòng đời trong lòng biển. Chúng bao gồm móc câu, mảnh lưới đánh cá, thậm chí cả vỏ nhựa bọc động cơ ô tô… đến từ nhiều nguồn như trôi ra từ các thành phố, bãi chôn lấp, trong các thùng chứa rơi khỏi tàu khi gặp bão mạnh.

Cac-loai-dong-vat-bien-dang-keu-cuu
Động vật biển đang kêu cứu vì rác thải nhựa

Trong nước, các mảnh rác nhỏ tụ lại thành các khối lớn hơn, bị cuốn theo dòng chảy đại dương đến gần bờ biển – vốn là nơi sống của nhiều động vật. Tại đó, các loài thủy sinh vật, chim và cá thường nuốt nhầm rác nhựa vì vô tình hay lầm tưởng đồ ăn và nuốt vào. Kết cục là chúng có thể bị tử vong do tắc nghẽn hệ tiêu hóa, hoặc rộng hơn là nhiễm phải các độc chất có trong nhựa.

Mặc dù rác thải không gây ra cái chết ngay lập tức, nhưng đây là lời cảnh báo cho tình trạng ô nhiễm biển cũng như ô nhiễm môi trường đáng báo động.

Ô nhiễm tiếng ồn đang đẩy nhiều động vật biển tới tuyệt chủng

Ô nhiễm không nhất định phải là thứ hữu hình. Âm thanh tạo ra từ tàu thuyền, thiết bị siêu âm, giàn khoan dầu có thể lan truyền xa tới hàng cây số. Chúng gây rối loạn cho hoạt động di cư, giao tiếp, săn mồi, và sinh sản của nhiều loài động vật biển.

Những vụ tử vong cùng một lúc của hàng trăm cá heo hay cá voi được quy cho ảnh hưởng của việc ô nhiễm tiếng ồn cực hạn, và nhiều loài trong số chúng đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng.

Hóa chất nông nghiệp là nguồn gốc “thủy triều đỏ”

Hóa chất tồn dư từ hoạt động nông nghiệp sẽ ngấm vào suối, sông, mạch nước ngầm… rồi trôi ra biển. Sinh vật biển ăn phải, thế là chết hàng loạt.

Đặc biệt hơn lượng phân hóa học hiện diện trong nước làm thay đổi thành phần dinh dưỡng, dẫn đến sự bùng nổ tăng trưởng một số loài tảo – chính là hiện tượng “thủy triều đỏ” hay còn gọi là hiện tượng “tảo nở hoa”.

Hoạt động thăm dò, khai thác dầu mỏ và khí đốt gây nhiễu loạn sóng âm

Những tiếng ồn cực lớn tạo ra khi thăm dò khí đốt và dầu mỏ có sức tàn phá ghê gớm nhất, vì chúng gây nhiễu loạn sóng âm của sinh vật biển, khiến chúng mất khả năng tìm thức ăn, stress, thậm chí “lạc lối” trôi vào bờ.

Rác thải từ tàu du lịch

Do sự lỏng lẻo trong luật pháp, tàu du lịch trên khắp thế giới được hoạt động mà gần như không có quy định về bảo vệ môi trường, và kết quả là gây nhiều thiệt hại to lớn cho đời sống của các loài thủy sinh nhạy cảm.

o-nhiem-moi-truong-bien

Các tàu du lịch đổ ra môi trường khoảng 1 triệu lít nước thải mỗi ngày

Theo quy định quốc tế hiện hành, các tàu du lịch được phép đổ thẳng nước thải chưa qua xử lý ở khu vực nước cách bờ 3 dặm trở lên (tương đương 4,8 km). Tuy nhiên khi chất thải này đổ ra biển sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều các sinh vật khác.

Cần phải hành động ngay từ hôm nay

Tại diễn đàn kinh tế thế giới hôm 19/1, theo ý kiến của các chuyên gia thì giải pháp duy nhất để tránh thảm họa nói trên là áp dụng các sáng kiến về tái chế. Điều đó đồng nghĩa với việc khuyến khích người dân trên thế giới thu thập và tái chế rác thải nhựa, sử dụng bao bì tái chế, khuyến khích các nước cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng thu gom chất thải để tránh khả năng rác nhựa bị rò rỉ vào thiên nhiên.


By Phuc Nguyen

    Liên hệ ngay với Việt An

    Để biết thêm thông tin về sản phẩm của chúng tôi, xin vui lòng điền thông tin vào biểu mẫu. Nhân viên sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.
    Khi gửi biểu mẫu này, bạn xác nhận đã đọc và đồng ý với chính sách Quyền riêng tư của chúng tôi.